Dàn Ý Chí Phèo Phân Tích Bi Kịch Cuộc Đời| Ngắn Ngọn, Dễ Học Nhất
Dàn bài phân tích bi kịch cuộc đời Chí Phèo
Chí Phèo là một tác phẩm trọng điểm của Ngữ Văn lớp 11. Đây cũng là bài có khả năng được ra trong kì thi THPT Quốc Gia. Trong truyện ngắn, tác giả Văn Cao đã xây dựng rất thành công nhân vật Chí Phèo với nhiều bi kịch trong cuộc đời. Vậy, Chí Phèo đã phải trải qua những bi kịch nào? Hãy cùng Gia sư Tất Đạt tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1.Tóm tắt truyện “Chí Phèo” của Nam Cao
Sau khi ra tù Chí phèo thay đổi cả về nhân hình và nhân tính-> TrỞ thành tay sai cho Bá Kiến-> bị mọi người trong làng coi như quỷ dữ và xa lánh-> Gặp Thị Nở-> Được thị chăm sóc -> Khát vọng hoàn lương trỗi dạy-> Bị Thị Nở Từ chối-> sụp đổ-> giết bá kiến
=> Gợi ý diễn đạt:
Chí Phèo là một đứa trẻ bị bỏ hoang trong cái lò gạch cũ, được người dân làng Vũ Đại truyền tay nhau nuôi, từ anh thả ống lươn cho đến bà góa mù và bác phó cối. Đến khi hắn 18 tuổi thì Chí bắt đầu đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Vợ của Bá Kiến bắt Chí Phèo phải đấm lưng, xoa đầu cho bà ta và Chí đã bị Bá Kiến sai bọn tay sai giải ra huyện, rồi Chí bị đi tù bảy, tám năm. Ngay khi được thả ra khỏi tù, Chí đã cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến để vạch mặt và ăn vạ. Nhưng lão Bá rất khôn, hắn cho Chí năm đồng bạc để uống rượu. Chí được xoa dịu bằng năm đồng bạc ấy đã nguôi ngoai, Chí rơi vào hoàn cảnh lúc nào cũng say xỉn, chỉ cần ai cho tiền là có thể làm bất cứ điều gì. Bá Kiến nhờ vậy mà khiến cho Chí trở thành tay sai của hắn ta. Chí Phèo trở thành một con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo say xỉn, phá làng, phá xóm, đi đâm thuê chém mướn cho nhà Bá Kiến. Cho đến một hôm, cũng trong những cơn say như thường ngày, Chí đi về lều thì thấy Thị Nở đang nằm ngủ há hốc mồm dưới ánh trăng. Thế là Chí ôm chầm lấy Thị Nở và ân ái với nhau. Sáng hôm sau khi Chí tỉnh rượu, Chí được Thị nấu cho một bát cháo hành. Cả cuộc đời Chí chưa từng được ai chăm lo cho như vậy, Chí thấy mình muốn làm người lương thiện. Bát cháo hành của Thị Nở đã làm thức tỉnh lại phần người trong Chí nhưng cánh cửa làm người lương thiện lại đóng sập lại khi Chí Phèo bị bà cô của Thị Nở nhất quyết phản đối. Bà cô nói rằng: "Ai lại đi lấy thằng Chí Phèo", "thằng chỉ có một nghề rạch mặt ăn vạ!" Chí Phèo nghe vậy khóc rưng rức, đành lủi thủi đi về. Cuối cùng, Chí đến nhà Bá Kiến và chỉ vào mặt hắn nói: "Ai cho tao lương thiện? Tao muốn làm người lương thiện." Chí giết chết Bá Kiến rồi tự sát, Thị nở chỉ còn biết nhìn vào bụng và nghĩ về cái lò gạch cũ.
2. Khái niệm bi kịch
Bi lịch là mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát có thể dẫn đến cái chết. Trong văn học Việt Nam ta đã từng gặp bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch của Vũ Như Tô...nhưng lạ lùng nhất là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo.
3. Bi kịch trong cuộc đời chí phèo
- Bi kịch vừa sinh ra đã bị bỏ trong một lò gạch cũ, được bác thả lươn đem về cho một bà góa mù
- Bi kịch bị tha hóa về cả nhân hình lẫn nhân tính
- Bi kịch khi Chí Phèo muốn hoàn lương nhưng quyền làm người bị từ chối
- Khi bị Thị từ chối, phẫn uất, Chí tìm giết chết bá kiến sau đó tự tử.
=> Gợi ý diễn đạt:
Chí Phèo đã bị bỏ rơi ngay từ khi mới sinh ra, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không gia đình, không nhà cửa. Lai lịch của Chí được mở ra trong câu chuyện là một đứa trẻ "trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không", sau đó một người đi thả ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương. Hắn được cưu mang bởi những con người nghèo khổ, Chí Phèo đi hết nhà này đến nhà khác, từ bà góa mù đến bác phó cối. Tuổi thơ của hắn sống trong bất hạnh, tủi nhục ''hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác''. Năm 20 tuổi, Chí Phèo đi làm canh điền cho Bá Kiến. Khoảng thời gian đi làm thuê cuốc mướn là khoảng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. Chí cũng như bao con người khác, cũng có ước mơ giản dị, yên bình được toan lo làm lụng ''có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm''. Nhưng đau đớn thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi mới chỉ trong trứng nước, một cơn ghen vu vơ của Bá Kiến đã đẩy anh canh điền lương thiện Chí Phèo rơi vào vòng tù tội... Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho Bá Kiến để rồi biến một con người hiền lành, chất phác thành một kẻ lưu manh, tội đồ bị xa lánh.
Tiếp sau bi kịch đứa con hoang bị bỏ rơi, Chí Phèo rơi vào bi kịch tha hóa, lưu manh. Nhà tù thực dân đã thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính của hắn. Sau bảy, tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như trước nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một thân hình gớm ghiếc "cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết...cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế". Từ một người nông dân hiền lành, lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh, "con quỷ dữ của làng Vũ Đại". Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn trong vòng tay đùm bọc vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che.
Đến cả nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây Chí Phèo trượt dài trong những cơn say triền miên, với những tội ác không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của người dân Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động. Từ đây, hắn sống bằng rượu, máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện "hắn đã đập nát biết bao cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện". Hắn làm những việc ấy trong lúc say, ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say...đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa...Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi "những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài miên man". Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước Cách mạng. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân phải bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa.
Tưởng chừng như cuộc đời của Chí sẽ mãi như thế cho đến chết, nhưng rồi cho đến khi gặp Thị Nở và hắn ước mơ được hoàn lương. Thị Nở với bát cháo hành là tình cảm nhân đạo mà nhà văn Nam Cao đã dành cho nhân vật của mình. Chuyện tình của Chí với Thị Nở và bát cháo hành đã giúp Chí tỉnh giấc sau những năm tháng say triền miên và khao khát được làm người lương thiện. Tuy nhiên, Thị Nở đã nghe theo lời bà cô và bỏ rơi Chí. Đoạn cuối là đỉnh điểm của bi kịch mang nhiều ý nghĩa nhân văn, Chí cầm dao định đi đến nhà bà cô nhưng suy nghĩ lại và đến nhà Bá Kiến. Chí đi đòi lương thiện, một điều mà không ai có thể cho và mãi chẳng thể tìm câu trả lời khi mà con người còn bị cái xã hội tăm tối chèn ép "Tao muốn làm người lương thiện, ai cho tao lương thiện". Nỗi đau đớn tận cùng của con người không phải chết mà là sống nhưng không có quyền làm người. Chính vì thế có thể khẳng định đây là bi kịch lớn nhất của Chí Phèo.
Thông qua tấn bi kịch của Chí Phèo, Nam Cao muốn tố cáo hiện thực xã hội thực dân phong kiến đã chà đạp lên số phận con người, đẩy người nông dân nghèo khổ đến bước đường cùng không còn lối thoát ra. Đồng thời tác giả đã đặt niềm tin vào bản chất lương thiện của con người, cho dù trong hoàn cảnh nào, có bị vùi dập đến đâu thì vẫn còn tính người bên trong mỗi một con người. Qua đó, ta thấy được một Nam Cao tài giỏi trong cách sử dụng chi tiết nghệ thuật đắt giá và phong cách viết truyện tiêu biểu của một nhà văn giàu lòng trắc ẩn. )
4. Nghệ thuật được sử dụng trong bài:
- Bút pháp điển hình hoá đạt tới trình độ bậc thầy trong xây dựng nhân vật.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình
- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng
- Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động
- Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính.
-> “Chí Phèo” đánh dấu một trình độ phát triển mới của văn học và nghệ thuật viết truyện ở nước ta.
=> Gợi ý diễn đạt:
4.1. Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật:
Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo -> xây dựng nhân vật điển hình sắc nét.
2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình
Trong truyện ngắn đã tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...
3. Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính, luôn biến hoá mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc
Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện: Mở đầu truyện bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...
=> Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo sẽ lại tái diễn?
4. Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động
Ngôn ngữ, giọng điệu của Nam Cao được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.)
5.Gía trị hiện thực và nhân đạo
a, Gía trị hiện thực
- Sự đàn áp, bóc lột và tàn ác của bọn thực dân, phong kiến đối với những người nông dân trong xã hội xưa
- Số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng lại vô cùng thê thảm, bần cùng và trở thành lưu manh. Họ bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và cái chết là điều tất yếu để giải thoát họ khỏi những đau khổ.
=> “Chí Phèo” đã khái quát hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, đấu tranh tự phát thường dẫn đến kết cục bi thảm. Và những cuộc đấu tranh như thế này chưa thể kết thúc được vì “tre già măng mọc”. Bá Kiến chết còn Lí Cường, còn nhiều tên cường hào ác bá khác thì còn những “hiện tượng Chí Phèo” và còn những cuộc đấu tranh tự phát…)
B, Gía trị nhân đạo:
- Lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác. (“Hình ảnh thu nhỏ của cả một xã ......người dân làng Vũ Đại.”)
- Niềm cảm thông, chia sẻ, đau xót khi chứng kiến những con người hiền lành, lương thiện bị dày vò, tha hóa thành con quỷ dữ của cả làng Vũ Đại.(“ Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương .....con người mình.”)
- Khẳng định niềm tin của tác giả vào bản chất lương thiện của những người nông dân. (“Ngay cả khi họ bị vùi dập..... dập tắt trong họ”)
-Là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.
- Nam Cao đề ra giải pháp mang tính nhân đạo, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.
Trên đây là dàn bài phân tích những bi kịch của cuộc đời Chí Phèo. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể nắm rõ hơn nội dung tác phẩm, cách xây dựng nhân vật cũng như cách viết bài phân tích với đề bài như trên. Gia sư Tất Đạt xin chúc các bạn sẽ giành được điểm cao với đề bài này.
6 . Trung tâm Gia sư Tất Đạt cung cấp gia sư chuyên:
. Luyện chữ đẹp, tập đọc, tập làm toán, tập đàn, tăng khả năng IQ và EQ......cho các bé từ 5-10 tuổi
· Dạy các môn: Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 muốn nâng cao hoặc cải thiện kết quả học tập.
· Ôn thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học các môn học sinh còn yếu
· Bồi dưỡng học sinh giỏi thi trường chuyên, thi Olympic, thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia.
· Dạy bằng Tiếng Anh, môn khoa học bằng tiếng anh, cho học sinh các trường Quốc tế - Hệ song ngữ, Hệ Cambridge, Chương trình THPT Quốc tế Cambridge IGCSE
. Chương trình tú tài Anh Quốc – chứng chỉ AS và A level
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL,...
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
7. Ưu Đãi
- Học thử 1-2 buổi miễn phí để đảm bảo chất lượng gia sư.
- Quý phụ huynh và học sinh không phải trả bất kỳ khoản phí trung gian nào khi lựa chọn gia sư luyện thi tại trung tâm.
- Đổi gia sư bất cứ lúc nào nếu học viên cảm thấy không phù hợp
- Thời gian học do phụ huynh và học sinh lựa chọn.
- Gia sư và giáo viên linh động giữa hình thức dạy online - offline
Gia sư Tất Đạt – điểm đến khai sáng trí tuệ!
Nhằm bảo đảm tính minh bạch và chất lượng giảng dạy, chúng tôi nhận dạy thử miễn phí từ 1-2 buổi, nếu bạn thấy cách dạy tốt phù hợp, dễ hiểu có thể thuê tiếp,nếu không có thể đổi không thuê tiếp.
► Với Chi phí > 180k (Với gia sư là SV), > 350k (Với Giáo Viên).
► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.
⇒ Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, đăng kí làm gia sư, hoặc tìm gia sư, giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.
Link Đăng Kí Tìm Gia sư cho con: Tại Đây.
Link Đăng Kí Làm Gia sư: Tại Đây
GIA SƯ TẤT ĐẠT – DỊCH VỤ GIA SƯ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI
Hotline: 0962.681.347
093.171.2489
Website: giasutatdat.edu.vn
Facebook: Gia Sư Tất Đạt
Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Bài viết liên quan
Tổng Hợp Các Lỗi Thường Gặp Khi Sử Dụng Máy...
Máy tính Casio đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, khi sử dụng máy...
Dàn Ý Phân Tích Bài Thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ...
Ở khổ thơ đầu, Thanh Hải xưng ‘tôi’ nhưng đến khổ thơ này tác giả xưng ‘ta’. Như vậy, ước nguyện cống hiến đó không chỉ của...
Liên hệ với chúng tôi:
Gia sư Tất Đạt
- Hotline: 0962.681.347 | 0931.712.489
- Văn phòng HN: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Số 45 đường 20, phường 11, quận 6, HCM
- Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Giới thiệu về chúng tôi:
Trung tâm Gia sư Tất Đạt đã và đang đem lại những giá trị khác biệt về dịch vụ cho hàng ngàn quí phụ huynh. Chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, đóng góp một phần nhỏ trên con đường học tập của các em. Sứ mệnh của chúng tôi là “cầu nối tri thức” giữa gia đình, học sinh với những giáo viên, sinh viên giỏi, ưu tú tại các trường chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Copyright © 2017