Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết
Cũng giống như tự kỷ, tăng động,…chậm phát triển trí tuệ cũng khiến trẻ khó hòa nhập được với cộng đồng, ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và tương lai của con trẻ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh đã hiểu rõ về chậm phát triển trí tuệ, dấu hiệu nhận biết và biện pháp giảm thiểu chưa? Cùng Trung tâm gia sư Tất Đạt tìm hiểu về chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, để phụ huynh có thể lưu tâm hơn tới sự phát triển của con em mình nhé!
Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Là Gì?
► Chậm phát triển trí tuệ, hay còn gọi là thiểu năng trí tuệ là một dạng khiếm khuyết trí tuệ ở trẻ.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ thiếu đi những kỹ năng cần thiết trong đời sống xã hội, như:
-
Khả năng học hỏi.
-
Khả năng ghi nhớ, tư duy trong học tập và cuộc sống.
-
Khả năng giao tiếp.
-
Khả năng thích nghi.
-
Khả năng tự lập.
Nguyên Nhân Gây Chậm Phát Triển Trí Tuệ ở Trẻ:
Cũng giống như các bệnh khác, chậm phát triển trí tuệ do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể kể đến:
- Do di truyền.
- Do trong quá trình mang thai: người mẹ tiếp xúc phải các chất, môi trường độc hại, uống các thuốc gây hại cho trí não của trẻ.
- Tai nạn trong quá trình sinh đẻ: sinh non, thiếu oxi, dẫn đến tổn thương, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ.
Chậm phát triển khiến trẻ khó hòa nhập cộng đồng
Dấu Hiệu Để Nhận Biết Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ:
Có thể nhận biết sớm chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, dựa vào những tiêu chí về ngoại hình, hành vi, ngôn ngữ của trẻ.
►Qua ngoại hình:
- Khi mới sinh, trẻ không khóc, khóc yếu ớt. Da tím tái.
- Mũi tẹt, miệng há, lưỡi hay thè ra ngoài, hoặc khoảng cách hai mắt rộng.
- Trẻ gặp vấn đề trong bú, nhai, nuốt. Trẻ hay bị sặc hoặc nghẹn.
- Trẻ ở khoảng 5-6 tháng tuổi vẫn ít ê a, ít kêu khóc, ít cử động.
►Khả năng vận động:
- Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi tay chân vẫn cứng nhắc, chưa biết lật, bò.
- Trẻ chậm đi, không đứng vững dù có người đỡ.
- Chân tay trẻ lóng ngóng, không linh hoạt.
►Ngôn ngữ:
- Trẻ ít khóc, ít ê a, bi bô,..
- Trẻ 3 tháng tuổi vẫn không cười, đùa khi được hỏi chuyện.
- Trẻ 1 tuổi: phát âm khó khăn. Trẻ 2 tuổi: không nói được nhiều từ. Trẻ 3 tuổi: phát âm khó khăn, vốn từ ít, khả năng diễn đạt kém…
►Nhận thức:
- Trẻ chậm phát triển luôn trong trạng thái thụ động, phản ứng chậm.
- Luôn tỏ ra thờ ơ, không hứng thú với mọi thứ xung quanh, suốt ngày chỉ nằm.
- Không quan tâm hay hứng thú với bạn cùng tuổi.
- Khi đến tuổi đi học, trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ chữ, màu sắc, số đếm,.. nên kết quả học tập thường thấp hơn các bạn đồng trang lứa.
- Trẻ thiếu tập trung, hay sao nhãng trong học tập.
Nhận biết và can thiệp sớm giúp trẻ được hòa nhập
► Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng lớn tới nhận thức và tương lai của trẻ. Việc nhận biết và can thiệp sớm của bố mẹ, tạo cơ hội cho sự hòa nhập cộng đồng của con. Bậc cha mẹ nên đặc biệt quan tâm tới con, kết hợp giữa sự giáo dục gia đình, tại trường, thì cha mẹ nên thuê gia sư tại nhà cho con. Với lợi ích mà gia sư dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà mang lại, chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho con.
Trung tâm gia sư Tất Đạt với nguồn gia sư cho trẻ chậm phát triển tại nhà, hứa hẹn sẽ tận tình chỉ dẫn cho con, giúp cho những trẻ chậm phát triển có thể nhanh chóng hòa nhập cộng đồng.
.► Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, hoặc tìm gia sư dạy kèm tại nhà vui lòng liên hệ hotline.
Hoặc đăng kí: Tại Đây.
GIA SƯ TẤT ĐẠT – DỊCH VỤ GIA SƯ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI
Hotline: 0962.681.347
093.171.2489
Website: giasutatdat.edu.vn
Facebook: Gia Sư Tất Đạt
Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Địa chỉ: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.