PHƯƠNG PHÁP HỌC KINH TẾ VĨ MÔ HIỆU QUẢ
Kinh tế vĩ mô chưa bao giờ là dễ dàng với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, đây cũng là một môn học vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong một số đào tạo tại các trường đại học. Vậy làm sao để học tốt môn học này? Hãy cùng Gia Sư Tất Đạt chia sẻ nhé!
1. Kinh tế vĩ mô là gì?
- Kinh tế vĩ mô (macroeconomics) là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.
- Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
- Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết trong kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế từ đó đưa ra các chiến lược quản trị.
2. Phương pháp học tốt kinh tế vĩ mô
- Thần chú 1: Đi học đầy đủ và đúng giờ nghe có vẻ hơi thừa nhưng điều này lại cực kỳ quan trọng. Lên đại học rồi, các em có thể tự do hơn về giờ giác, tự do lựa chọn có đến trường hay không, không có nhiều sự quan tâm sát sao nữa. Nhiều bạn có thể sẽ lười đi học, mà không đi học thì sao có thể tiếp cận môn học được. Đi học dùng giờ cũng rất cần thiết, vì nhiều khi chỉ là cúi xuống nhất bút mà mất gốc môn học là có thật đó.
- Thần chú 2: Tập trung nghe giảng, ghi chủ các kiến thức cần nhớ. Thầy cô sẽ là bầu trời tri thức giúp chúng ta tiếp cận môn học cách dễ dàng hơn. Chú tâm và tập trung nghe giảng là rất cần thiết, bên cạnh đó, thầy cô cũng nhấn mạnh những kiến thức hay thi, kiến thức trọng tâm, các em có thể ghi chủ hoặc highlight để dễ dàng mở lại.
- Thần chú 3: Đọc giáo trình, làm bài tập: Nhìn quyển giáo trình nhiều trang có thể khiến các bạn nản, nhưng đọc giáo trình, note lại các ý chính là cách các bạn học giỏi hay làm để học tất cả mọi môn, không chỉ riêng môn Vĩ mô. Trong giáo trình sẽ đưa ra đầy đủ lý thuyết, các ví dụ đi kèm và có cả phân tổng hợp sau mỗi chương. Môn Vĩ mà chiếm đến 60-70% là lý thuyết còn lại là áp dụng để làm các bài tập tính toán. Làm bài tập sau mỗi chương sẽ giúp các em hiểu sâu hơn lý thuyết, dễ dàng nhớ các công thức. Các em có thể tham khảo quyền BÀI TẬP THỰC HÀNH CÁC NGUYÊN LÝ KINH TẾ VI MÔ, làm xong có thể check đáp án ở sau.
- Thần chú 4: Hệ thống kiến thức theo từng chương. Việc làm này giúp các em không nhầm lẫn kiến thức giữa các chương, nhớ lý thuyết, công thức để áp dụng làm bài tập.
- Thần chú 5: Cùng với gia sư dạy kinh tế vĩ mô, học viên sẽ từng bước nắm được cốt lõi của môn học, những kiến thức cơ bản, từ đó học viên sẽ nhanh chóng nắm được các kiến thức cao hơn, chuyên đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề kinh tế phức hợp hơn và chuyên biệt hơn.
Đây là ngành học nhận được tương đối không ít sự lựa chọn của những em, đặc trưng là các học sinh chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Chúng tôi luôn mong muốn sẽ hỗ trợ cho các bạn trong việc học tập để hoàn thiện bản thân mình.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Gia sư Tất Đạt các bạn sẽ vững bước hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức của mình.