Tìm Hiểu Về Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Và Cách Học Hiệu Quả
Tìm Hiểu Về Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật Và Cách Học Hiệu Quả
Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn cho mình những ngôn ngữ khác được sử dụng phổ biến trên thế giới như: Nhật, Hàn, Trung,… Đối với các bạn học tiếng Nhật Bản, công việc đầu tiên các bạn phải làm khi chinh phục ngoại ngữ này chính là học bảng chữ cái. Ở bài viết này, Gia Sư Tất Đạt sẽ chia sẻ đến các bạn bảng chữ cái tiếng Nhật và cách học bảng chữ cái tiếng Nhật hiệu quả.
1. Giới Thiệu Về Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật
- Bảng chữ cái Hiragana hay còn được gọi là bảng chữ mềm bao gồm 46 chữ cái, là đơn vị cấu tạo nên các từ thuần Nhật hoặc thường đóng vai trò là các trợ từ trong câu. Hiragana là bảng chữ cái đầu tiên được giới thiệu trong hầu hết các giáo trình dạy tiếng Nhật cơ bản. Học đúng và phát âm chuẩn bảng chữ cái Hiragana sẽ là cơ sở quan trọng cho việc học Katakana vì bảng Katakana có cách đọc giống hệt Hiragana, chỉ khác cơ bản về cách viết.
- Bảng chữ cái Katakana hay còn được gọi là bảng chữ cứng bao gồm 45 chữ cái, có cách phát âm cơ bản giống Hiragana. Gọi là chữ cứng vì khác với Hiragana là những chữ cái với nét chữ mềm dẻo, linh hoạt, Katakana được viết bằng nét ngắn, thẳng, dứt khoát.
Katakana là bảng chữ cái bắt buộc đối với người học tiếng Nhật cơ bản vì hệ thống chữ Katakana được dùng để cấu tạo nên các từ mượn tiếng Anh mà tiếng Nhật lại có một số lượng khá lớn các từ mượn tiếng Anh được người Nhật dùng thông dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Cuối cùng là chữ Kanji. Kanji bao gồm các Hán tự đóng vai trò chính trong việc cấu tạo phần ngữ nghĩa cho câu. Việc học Kanji khá phức tạp và đòi hỏi một khối lượng từ vựng khá lớn, bên cạnh đó thì Kanji hoàn toàn có thể được Furigana nên những người mới bắt đầu học tiếng Nhật cơ bản không nhất thiết phải quan tâm đến bảng chữ cái này.
2. Cách Đọc Phiên Âm Bảng Chữ Cái Hiragana Tiếng Nhật
2.1. Cách đọc hàng chữ cái あ(a) – か(ka) – さ(sa) – た(ta) – な(na) – は(ha) – ま(ma) – や(ya) – ら(ra) – わ(wa)
* あ(a) đọc giống chữ “a” của từ “cái ca”, “ba má”
Để ghi nhớ chữ này, bạn sẽ thấy chữ お(o) gần giống chữ あ(a) nhưng chữ trước không có hình giống chữ A lồng vào. Đây là cách để bạn phân biệt 2 chữ này trong bảng hiragana.
* か(ka) sẽ đọc là “ka” với sự kết hợp giữa âm “k” với âm “あ”
* さ(sa) sẽ đọc là “sa” với sự kết hợp “s” với âm “あ”
* た(ta) sẽ đọc là “ta” với sự kết hợp của “t” với âm “あ”
* な(na) sẽ đọc là “na” với sự kết hợp của “n” với âm “あ”
* は(ha) sẽ đọc là “ha” với sự kết hợp của “h” với âm “あ”
* ま(ma) sẽ đọc là “ma” với sự kết hợp của “m” với âm “あ”
* や(ya) sẽ đọc là “ya” với sự kết hợp của “y” với âm “あ”
* ら(ra) sẽ đọc là “ra” với sự kết hợp của “r” với âm “あ”
* わ(wa) sẽ đọc là “wa” với sự kết hợp của “w” với âm “あ”
2.2. Cách đọc hàng chữ cái い(i) – き(ki) – し(shi) – ち(chi) – に(ni) – ひ(hi) – み(mi) – り(ri)
* い (i) sẽ đọc giống chữ “i” của từ xuyến chi, hòn bi
Để ghi nhớ chữ này, bạn để ý chữ có hình con lươn là “eel”, có cách phát âm tương tự chữ này.
* き(ki) sẽ đọc là “ki” với sự kết hợp giữa âm “k” với âm “い”
Giống như trong hình, chữ き có hình dạng giống như chiếc chìa khóa, trong tiếng Anh, chìa khóa đọc là key.
* し(shi) sẽ đọc là “shi” với sự kết hợp “sh” với âm “い”
* ち(chi) sẽ đọc là “chi” với sự kết hợp của “ch” với âm “い”
* に(ni) sẽ đọc là “ni” với sự kết hợp của “n” với âm “い”
* ひ(hi) sẽ đọc là “hi” với sự kết hợp của “h” với âm “い”
* み(mi) sẽ đọc là “mi” với sự kết hợp của “m” với âm “い”
* り(ri) sẽ đọc là “ri” với sự kết hợp của “r” với âm “い”
*
Để dễ ghi nhớ từ này, bạn hãy tưởng tượng chữ này giống như cái mỏ một con chim đang kêu ku ku ku.
2.3. Cách đọc phát âm hàng う(u) – く(ku) – す(su) – つ(tsu) – ぬ(nu) – ふ(fu) – む(mu) – ゆ(yu) – る(ru)
* う(u) sẽ đọc giống với chữ “u” trong “xe lu”, “thầy u”
Chữ này, bạn thấy có chữ “U” nằm ngang lồng vào.
く(ku) sẽ đọc là “ku” với sự kết hợp giữa “k’ với âm “う”
* す(su) sẽ đọc là “su” với sự kết hợp của “s” với âm “う”
* つ(tsu) sẽ đọc là “tsu” với sự kết hợp của “tsu” với âm “う”
* ぬ(nu) sẽ đọc là “nu” với sự kết hợp của “n” với âm “う”
* ふ(fu) sẽ đọc là “fu” với sự kết hợp của “f” với âm “う”
* む(mu) sẽ đọc là “mu” với sự kết hợp của “m” với âm “う”
* ゆ(yu) sẽ đọc là “yu” với sự kết hợp của “y” với âm “う”
* る(ru) sẽ đọc là “ru” với sự kết hợp của “r” với âm “う”
2.4. Cách đọc hàng え(e) – け(ke) – せ(se) – て(te) – ね(ne) – へ(he) – め(me) – れ(re)
* え(e) sẽ đọc giống chữ “ê” trong chê bai, con bê
* け(ke) sẽ đọc là “ke” với sự kết hợp giữa “k” với âm “え”
Chữ này có vẻ giống như một cái chum để bạn dễ ghi nhớ hơn. Cái chum trong tiếng Anh là keg.
* せ(se) sẽ đọc là “se” với sự kết hợp của “s” với âm “え”
* て(te) sẽ đọc là “te” với sự kết hợp của “t” với âm “え”
* ね(ne) sẽ đọc là “ne” với sự kết hợp của “n” với âm “え”
* へ(he) sẽ đọc là “he” với sự kết hợp của “h” với âm “え”
* め(me) sẽ đọc là “me” với sự kết hợp của “m” với âm “え”
* れ(re) sẽ đọc là “re” với sự kết hợp của “r” với âm “え”
Chữ này giống như hình ảnh con mắt. Từ con mắt trong tiếng Nhật cũng được đọc là め (me).
2.5. Cách đọc hàng お(o) – こ(ko) – そ(so) – と(to) – の(no) – ほ(ho) – も(mo) – よ(yo) – ろ(ro) – を(wo)
* お(o) sẽ đọc giống chữ “ô” trong từ phô bày hay cái ô
Cách ghi nhớ chữ này bằng cách để ý thấy chữ có 2 chữ “o” lồng trong chữ.
* こ(ko) sẽ đọc là “ko” với sự kết hợp giữa “k” với “お”
* そ(so) sẽ đọc là “so” với sự kết hợp của “s” với âm “お”
* と(to) sẽ đọc là “to” với sự kết hợp của “t” với âm “お”
* の(no) sẽ đọc là “no” với sự kết hợp của “n” với “お”
* ほ(ho) sẽ đọc là “ho” với sự kết hợp của “h” với “お”
* も(mo) sẽ đọc là “mo” với sự kết hợp của “m” với “お”
* よ(yo) sẽ đọc là “yo” với sự kết hợp của “y” với “お”
* ろ(ro) sẽ đọc là “ro” với sự kết hợp của “r” với “お”
* を(wo) sẽ đọc là “wo” với sự kết hợp của “w” với âm “お”
2.6. Cách đọc hàng ん(n)
* ん sẽ đọc là “-n”. Đây là chữ cái duy nhất có một phụ âm trong tiếng Nhật.
Trong khi đó, bảng chữ cái Katakana của tiếng Nhật hiện đại thường dùng để phiên âm những từ ngoại lai, du nhập trong quá trình giao lưu văn hóa hay còn gọi là Gairaigo. Ví dụ như từ tivi – television có nguồn gốc tiếng Anh được chuyển biến thành terebi – “テレビ”, tên Việt Nam thành Betonamu – ベトナム.
Chữ Katakana và Hiragana tuân theo phát âm với quy tắc mỗi chữ chỉ có 1 cách đọc duy nhất. Còn chữ Kanji có nhiều cách đọc theo âm Hán và âm Nhật tùy vào từng ngữ cảnh. Hai bộ chữ Hiragana và Katakana có đặc điểm là kí tự ngữ âm, cách đọc giống tiếng Việt. Còn chữ Kanji tạo nên từ gốc chữ Hán Trung Quốc.
3. Cách Học Bảng Chữ Cái Tiếng Nhật.
- Phương pháp “cơ bắp”- học chữ cái bằng cách viết thật nhiều.
Đây là cách thông dụng nhất mà những người mới bắt đầu học tiếng Nhật sử dụng. Mỗi ngày bạn dành ra 25~ 30 phút để viết vào các trang giấy tập viết. Bạn nên viêt chữ đúng vào các ô vuông, khi viết nên đọc nhẩm theo để không quên mặt chữ, thứ tự viết các nét và cách phát âm.
- Phương pháp học qua hệ thống các hình ảnh dễ nhớ.
Cách học bằng hình ảnh luôn kích thích trí tưởng tượng của người học, và cũng vì thế, đây là phương pháp thú vị, được nhiều người vận dụng khi tìm hiểu các học bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh nhất và mang lại hiệu quả nhớ lâu.
- Sử dụng thẻ Flashcard.
Học bảng chữ cái tiếng nhật bằng Flashcard đã được rất nhiều người thử nghiệm và đạt được kết quả khá tốt. Flashcard này bạn có thể dễ dàng tìm mua trong các nhà sách hoặc tự thiết kế một cách dễ dàng.
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana
Bạn cắt các mảnh bìa nhỏ, một mặt ghi các ký tự của bảng Hiragana, một mặt ghi cách phát âm Romaji. Xâu các tấm bìa này lại bằng một vòng xâu, bạn có thể bỏ nó vào túi xách, và sử dụng như một trò chơi mỗi khi có thời gian rảnh. Bạn nên sắp xếp các tấm bìa đã xâu theo thứ tự của bảng chữ cái, học từng chữ một, sau đó trộn đều lên, lấy ra một vài chữ bất kỳ và kiểm tra độ nhớ của mình. Với cách này, bạn có thể học ở bất cứ nơi nào,và có kết quả tương đối tốt.
- Học qua sách báo, phim, truyện, biển quảng cáo
Theo như mô tả ở trên, bảng Katakana thường được dùng để viết tên riêng trong tiếng Nhật. Chính vì thế, trên các biển quảng cáo của các cửa hàng Nhật Bản, tên phim, truyện, sách báo chứa rất nhiều các ký tự này.
Bạn có thể chuẩn bị sẵn một bản chữ cái tiếng Nhật Katakana trong túi xách, để khi gặp các ký tự này trên các phương tiện thông tin đại chúng là có thể dễ dàng kiểm tra và học lại. Đây cũng là một trong những cách khá quen thuộc trong quá trình học ngoại ngữ. Khi thường xuyên tiếp xúc với các ký tự, và được nghe những người bản ngữ pháp âm các ký tự đó, bạn có thể được coi như đang trong quá trình “tắm ngôn ngữ”. Qua một thời gian, các ký tự trên bảng chữ cái tiếng Nhật sẽ trở nên quen thuộc và bạn có thể làm chủ nó một cách dễ dàng
Như vậy, Gia Sư Tất Đạt đã giới thiệu đến bạn bảng chữ cái tiếng Nhật và cách học sao cho hiệu quả. Hy vọng bạn có thể chinh phục được ngôn ngữ này.
4. Trung tâm Gia sư Tất Đạt cung cấp gia sư chuyên
. Luyện chữ đẹp, tập đọc, tập làm toán, tập đàn, tăng khả năng IQ và EQ......cho các bé từ 5-10 tuổi
· Dạy các môn: Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 muốn nâng cao hoặc cải thiện kết quả học tập.
· Ôn thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học các môn học sinh còn yếu
· Bồi dưỡng học sinh giỏi thi trường chuyên, thi Olympic, thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia.
· Dạy bằng Tiếng Anh, môn khoa học bằng tiếng anh, cho học sinh các trường Quốc tế - Hệ song ngữ, Hệ Cambridge, Chương trình THPT Quốc tế Cambridge IGCSE
. Chương trình tú tài Anh Quốc – chứng chỉ AS và A level
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL,...
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
5. Ưu Đãi
- Học thử 1-2 buổi miễn phí để đảm bảo chất lượng gia sư.
- Quý phụ huynh và học sinh không phải trả bất kỳ khoản phí trung gian nào khi lựa chọn gia sư luyện thi tại trung tâm.
- Đổi gia sư bất cứ lúc nào nếu học viên cảm thấy không phù hợp
- Thời gian học do phụ huynh và học sinh lựa chọn.
- Gia sư và giáo viên linh động giữa hình thức dạy online - offline
Gia sư Tất Đạt – điểm đến khai sáng trí tuệ!
Nhằm bảo đảm tính minh bạch và chất lượng giảng dạy, chúng tôi nhận dạy thử miễn phí từ 1-2 buổi, nếu bạn thấy cách dạy tốt phù hợp, dễ hiểu có thể thuê tiếp,nếu không có thể đổi không thuê tiếp.
► Với Chi phí > 150k (Với gia sư là SV), > 300k (Với Giáo Viên).
► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.
⇒ Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, đăng kí làm gia sư, hoặc tìm gia sư, giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.
Link Đăng Kí Tìm Gia sư cho con: Tại Đây.
Link Đăng Kí Làm Gia sư: Tại Đây
Bài viết liên quan
HỌC TIẾNG NHẬT : TOP ỨNG DỤNG TỰ HỌC TIẾNG...
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng giúp chúng ta trong việc tự học tiếng Nhật một cách có hiệu quả nhất. Sau đây, gia sư Tất...
HỌC TIẾNG NHẬT: DẠY TRẺ EM HỌC TIẾNG NHẬT...
Ngoài tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai được rất nhiều cha mẹ cho con em mình theo học, thì tiếng Nhật hiện nay cũng là một xu...
HỌC TIẾNG NHẬT: PHƯƠNG PHÁP THẦN THÁNH HỌC...
Tiếng Nhật hiện nay là một trong những ngôn ngữ được ưa chuộng để học tập và ứng dụng nhiều trong công việc cũng như đời sống....
GIA SƯ TIẾNG NHẬT KHÔNG KHÓ, CÓ GIA SƯ TẤT...
Đối với các bạn đang trong quá trình học tiếng Nhật, nhu cầu học và thuê gia sư tiếng Nhật luôn luôn là một trong những công...
Liên hệ với chúng tôi:
Gia sư Tất Đạt
- Hotline: 0962.681.347 | 0931.712.489
- Văn phòng HN: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Số 45 đường 20, phường 11, quận 6, HCM
- Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Giới thiệu về chúng tôi:
Trung tâm Gia sư Tất Đạt đã và đang đem lại những giá trị khác biệt về dịch vụ cho hàng ngàn quí phụ huynh. Chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, đóng góp một phần nhỏ trên con đường học tập của các em. Sứ mệnh của chúng tôi là “cầu nối tri thức” giữa gia đình, học sinh với những giáo viên, sinh viên giỏi, ưu tú tại các trường chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Copyright © 2017