TẠO ÁP LỰC CHO CON TRẺ: NÊN HAY KHÔNG?
TẠO ÁP LỰC CHO CON TRẺ: NÊN HAY KHÔNG?
Vấn đề cha mẹ tạo áp lực cho con để có thể tiến bộ trong học tập không phải là một vấn đề hiếm thấy trong xã hội ngày nay, và điều đó đã tạo thành một tình trạng chung trong cộng đồng thời đại mới. Vậy, chúng ta có nên làm như vậy không, và những tác động mà hiện trạng này gây nên là gì? Hãy cùng Gia sư Tất Đạt tìm hiểu nhé!
1. Thực Trạng Của Việc Đó Hiện Nay Là Như Thế Nào?
Trong năm 2021, đã có ít nhất 4 trường hợp trẻ em tìm tới cái chết do áp lực từ việc học hành. Câu chuyện của em học sinh trường chuyên 15 tuổi ở Hà Nội với lá thư tuyệt mệnh đã khiến nhiều phụ huynh giật mình về vấn đề này!
Với cương vị là những người làm cha, mẹ. Tất nhiên, ai cũng sẽ đặt niềm tin và sự kỳ vọng vào con mình. Ba mẹ mong mỏi con hạnh phúc và thành công, có một cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi. Đây là tâm lý chung của những đấng sinh thành. Nhưng đôi khi, cách họ thể hiện tình yêu của mình đối với con cái vượt quá giới hạn, khiến cho tình yêu đó trở nên áp lực và khiến con nặng nề. Những kỳ vọng ba mẹ đặt cho con thường theo suy nghĩ chủ quan của ba mẹ, bởi họ coi việc đó là tốt nên con phải làm theo. Trong khi điều con mong muốn, ước mơ của con lại hoàn toàn khác so với định hướng đó.
Một phụ huynh có con học lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng "nếu sợ hãi quá sẽ khiến trẻ càng mong manh, dễ vỡ" và theo phụ huynh này thì "cần phải có áp lực để trẻ trưởng thành".
Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình khi cho rằng "con càng học lên cao thì càng phải có áp lực mới sinh ra động lực". Nhưng câu chuyện sau đây làm mọi người thấm thía nhất.
"Khi trường báo điểm kiểm tra giữa kỳ 2, tôi ngỡ mình nhìn nhầm, phải dụi mắt mấy lần để đọc lại. Điểm của con giảm mạnh so với đợt học kỳ 1. Tôi có mắng con và hơi bực khi thấy con im lặng, vào phòng đóng cửa. Tối qua khi đọc được thông tin về cậu bé 15 tuổi, phản ứng của tôi là chạy vào phòng và ôm con. Tôi thấy mình đang may mắn vì tôi vẫn còn có thể được ôm con.
Khi ấy mới thấy điểm số không phải điều gì quan trọng. Vậy mà lúc thường thì điểm số lại luôn là thứ ám ảnh trong đầu. Đôi khi nó làm tôi tăng xông, không thể kiềm chế để không mắng mỏ con", chị Quỳnh Hương, một phụ huynh có con đang học lớp 10 Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, chia sẻ câu chuyện của chính mình.
2. Con Trẻ Chưa Thực Sự Được Hiểu:
Chị N.M.N., phụ huynh có con học lớp 11 ở quận 4, TP.HCM quyết định chia sẻ câu chuyện của chính mình 2 năm trước.
Chị N. kể: "Năm đó con trai tôi đang học lớp 9 tại một trường THCS "hot" nhất quận 7. Chín năm liền cháu đều đạt học sinh giỏi và là gương mặt sáng giá của lớp khi đạt được một số giải thưởng về học thuật. Vì vậy, tôi muốn cháu thi vào lớp 10 chuyên Anh một trường THPT nổi tiếng ở quận 1. Muốn thi vào lớp chuyên thì phải học thêm, luyện thi. Tôi hỏi thăm bạn bè và đăng ký cho con mình được học với những giáo viên giỏi ở TP.HCM. Thế nên dù nhà tôi ở quận 7 nhưng con tôi học tiếng Anh với 1 thầy ở quận 3, học toán với 1 cô ở quận 1, học văn với 1 thầy ở quận 5.
Có lần con tôi đã thắc mắc rằng: Tại sao đi học thêm mà phải đi xa đến vậy? Tôi giải thích rằng muốn học ở trường danh giá thì phải chấp nhận bỏ công bỏ sức. Cháu nói bâng quơ: "Con có thích học ở trường danh giá đâu!". Tôi bảo: "Con đúng là không biết nhìn xa trông rộng" rồi nhanh chóng quên đi câu nói ấy của con.
Một ngày cuối học kỳ 1 năm lớp 9, tôi chở con đi học thêm thì gặp cơn mưa xối xả, hai mẹ con cùng bị ướt và lạnh. Con trai lại hỏi tôi: "Có nhất thiết phải đi học khổ như thế này không mẹ?", tôi lại gạt đi: "Có sự thành công nào lại không phải khổ nhọc chứ? Con và mẹ đã đi được 50% đoạn đường, chỉ còn một học kỳ nữa chẳng lẽ lại bỏ cuộc?". Và tôi vẫn tiếp tục chở con đi học thêm mỗi ngày.
Sau đó một thời gian, tôi nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm: "M. đang lên kế hoạch tự tử. Em không muốn học trường chuyên mà chỉ muốn học ở quận 4 vì các bạn trong lớp cũng dự định thi vào đó. Em nói em rất căng thẳng, bố mẹ thì không chịu lắng nghe".
Tới đây thì tôi mới tỉnh ngộ".
Theo kết quả được lấy từ Báo cáo Tiếng nói Trẻ em Việt Nam – báo cáo được thực hiện vào tháng 4 năm 2021 về các vấn đề trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Báo cáo được tiến hành tại 7 tỉnh thành và được chia sẻ trong hội thảo cũng như được công bố bởi Viên nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD). Ta thấy một thực tế rằng đã và đang có rất nhiều trẻ em chưa được thực sự lắng nghe bởi các thành viên trong gia đình. Các em chưa được tham gia vào các vấn đề có liên quan đến chính bản thân các em. Hay các vấn đề của gia đình. Như việc tham gia học tập, quyết định định hướng nghề nghiệp, thậm chí là vấn đề vui chơi, giải trí.
Đã có rất nhiều ý kiến được phản hồi từ các em học sinh về vấn đề cha mẹ đang áp đặt và tự ý sắp xếp cũng như định hướng tương lai của con theo ý mình. Nhiều ý kiến của trẻ đưa ra bị phụ huynh phớt lờ. Những đứa trẻ đang chưa có được những giải pháp hợp lý để giải quyết vấn đề này. Thậm chí, đã có những ghi nhận về trường hợp ba mẹ thay vì giúp con sửa lỗi sai. Thì đã sử dụng bạo lực để ép buộc con phải nghe theo sắp xếp của mình.
3. Những Áp Lực Tâm Lý Mà Cha Mẹ Đặt Ra Cho Con Là Gì?
Khảo sát từ phòng tư vấn tâm lý của một số trường phổ thông cho thấy tình trạng học sinh có dấu hiệu stress, có những khúc mắc, áp lực liên quan tới học tập, mâu thuẫn với cha mẹ gia tăng hơn, nhất là trong thời gian học trực tuyến kéo dài và thời gian học sinh mới trở lại trường vào năm 2021.
Cô Nguyễn Thị Nhiếp - hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) - từng đưa ra một khảo sát trong giai đoạn học sinh học trực tuyến, với 54% số học sinh toàn trường cho biết đang chịu áp lực, căng thẳng. Trong khi đó chỉ có 10% số học sinh cho biết có hứng thú với việc học, không chịu áp lực.
Cô Nhiếp cho biết sau 2 tháng học sinh trở lại trường trong tình huống dịch tại Hà Nội lên đỉnh, thầy trò phải chuyển trạng thái học tập liên tục, phản ánh của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn đều cho thấy nhiều học sinh có biểu hiện đáng lo ngại như phản ứng chậm chạp hơn, ngại giao tiếp.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Gia đình – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Ông Khuất Văn Quý cho rằng vấn đề ba mẹ luôn đặt những kỳ vọng lớn hay những áp lực vô hình vào con. Có thể mang đến những tác động tiêu cực cho trẻ. Theo thực tế đời sống, có thể thấy hiện nay, một số gia đình chưa thực sự coi trọng suy nghĩ và mong muốn của trẻ. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của mọi vấn đề. Nhưng hiện nay, trẻ chỉ như một thành phần phụ, được ba mẹ lập trình như một chiếc máy, chạy theo và làm hài lòng kỳ vọng của những người xung quanh.
Ở đây, ta có thể nói việc đặt kỳ vọng vào con cái không phải một vấn đề hoàn toàn sai lầm. Song, phụ huynh phải có những kỳ vọng đúng đắn vào con. Nên kiểm soát những mong muốn của mình vào con trẻ. Hãy để con cảm thấy thoải mái, tự do lựa chọn. Việc ép buộc trẻ chạy theo mong muốn của phụ huynh là hoàn toàn sai lầm. Ông Khuất Văn Quý khuyên các bậc phụ hynh nên đặt mình vào vị trí của con để hiểu những khó khăn mà con đang phải chịu. Sau những áp lực từ phía gia đình, con căng thẳng, lo âu, mỏi mệt và có dấu hiệu của các căn bệnh liên quan đến tâm lý.
4, Lời Kết
Dẫu biết, trong dân gian thường lưu truyền câu nói “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, cùng với “Áp lực tạo nên kim cương”, tuy nhiên, chúng ta cần phải biết cách dừng lại khi mọi chuyện đã vượt quá tầm kiểm soát. Việc tạo áp lực cho con trẻ nếu được tiết chế một cách đúng đắn thì có thể có những ảnh hưởng tích cực như là việc tiến bộ hơn trong học tập,.... Tuy nhiên, nếu quá đáng, việc con cái bị stress là việc không thể tránh khỏi, thậm chí, có đôi khi điều này còn dẫn đến tình trạng trầm cảm và tự tử ở học sinh. Vậy nên, Gia sư Tất Đạt có lời khuyên dành cho các vị phụ huynh đang gặp phải tình trạng này: Có thể tạo áp lực cho con, tuy nhiên, không nên sử dụng những lời chỉ trích, chì chiết, xúc phạm đến với trẻ, bởi điều ấy sẽ gây nên những tác hại không thể lường trước được!
4. Trung tâm Gia sư Tất Đạt cung cấp gia sư chuyên
. Luyện chữ đẹp, tập đọc, tập làm toán, tập đàn, tăng khả năng IQ và EQ......cho các bé từ 5-10 tuổi
· Dạy các môn: Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 muốn nâng cao hoặc cải thiện kết quả học tập.
· Ôn thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học các môn học sinh còn yếu
· Bồi dưỡng học sinh giỏi thi trường chuyên, thi Olympic, thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia.
· Dạy bằng Tiếng Anh, môn khoa học bằng tiếng anh, cho học sinh các trường Quốc tế - Hệ song ngữ, Hệ Cambridge, Chương trình THPT Quốc tế Cambridge IGCSE
. Chương trình tú tài Anh Quốc – chứng chỉ AS và A level
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL,...
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
5. Ưu Đãi
- Học thử 1-2 buổi miễn phí để đảm bảo chất lượng gia sư.
- Quý phụ huynh và học sinh không phải trả bất kỳ khoản phí trung gian nào khi lựa chọn gia sư luyện thi tại trung tâm.
- Đổi gia sư bất cứ lúc nào nếu học viên cảm thấy không phù hợp
- Thời gian học do phụ huynh và học sinh lựa chọn.
- Gia sư và giáo viên linh động giữa hình thức dạy online - offline
Gia sư Tất Đạt – điểm đến khai sáng trí tuệ!
Nhằm bảo đảm tính minh bạch và chất lượng giảng dạy, chúng tôi nhận dạy thử miễn phí từ 1-2 buổi, nếu bạn thấy cách dạy tốt phù hợp, dễ hiểu có thể thuê tiếp,nếu không có thể đổi không thuê tiếp.
► Với Chi phí > 150k (Với gia sư là SV), > 300k (Với Giáo Viên).
► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.
⇒ Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, đăng kí làm gia sư, hoặc tìm gia sư, giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.
Link Đăng Kí Tìm Gia sư cho con: Tại Đây.
Link Đăng Kí Làm Gia sư: Tại Đây
Bài viết liên quan
Tìm Gia Sư Toán Tại Quận Cầu Giấy Cho Học...
Việc để bị hổng những mảng kiến thức quan trọng sẽ làm cho học sinh gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các nội dung tiếp...
BÍ QUYẾT ĐẠT TUYỆT ĐỐI 5 KHIÊN - KỸ NĂNG...
Trước khi thi, thí sinh cần chuẩn bị kỹ về các chủ đề có thể xuất hiện trong đề thi. Thí sinh có thể tìm kiếm các chủ đề này...
Điểm Chuẩn Các Trường Quân Đội 2023
Các ngành quân sự luôn là mơ ước của nhiều thí sinh không chỉ nam mà còn ở những bạn nữ cá tính. Trong năm 2023, điểm chuẩn...
Lợi Ích Khi Cho Trẻ Học Múa Không Phải Phụ...
Việc cho trẻ học một môn thể thao từ nhỏ đem lại cho bé rất nhiều lợi ích không ngờ tới, vậy, đối với bé khi học múa thì như...
Liên hệ với chúng tôi:
Gia sư Tất Đạt
- Hotline: 0962.681.347 | 0931.712.489
- Văn phòng HN: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Số 45 đường 20, phường 11, quận 6, HCM
- Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com

Giới thiệu về chúng tôi:
Trung tâm Gia sư Tất Đạt đã và đang đem lại những giá trị khác biệt về dịch vụ cho hàng ngàn quí phụ huynh. Chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, đóng góp một phần nhỏ trên con đường học tập của các em. Sứ mệnh của chúng tôi là “cầu nối tri thức” giữa gia đình, học sinh với những giáo viên, sinh viên giỏi, ưu tú tại các trường chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Copyright © 2017