Phương Pháp Học Tốt Lịch Sử & Địa Lý 6
Phương Pháp Học Tốt Lịch Sử & Địa Lý 6
Thay vì học các môn đơn lẻ như trước đây, từ 2018 trở đi học sinh lớp 6 học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, học liên môn tích hợp Lịch sử – Địa lý. Điều này không chỉ khiến học sinh bỡ ngỡ trong việc học mà còn khiến các bạn thiếu định hướng trong việc ôn tập cho các bài kiểm tra. Để giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho bài kiểm tra cuối học kỳ I sắp tới, gia sư Tất Đạt đã đưa ra một số phương pháp hữu ích dưới đây.
I. Ưu Điểm Của Lịch Sử & Địa Lý Chương Trình Mới
Môn học sẽ giảm nội dung kiến thức hàn lâm, kênh chữ, tăng cường sử dụng kênh hình, tư liệu gắn với yêu cầu hoạt động, dự án học tập hoặc câu hỏi để định hướng học sinh tự khai thác. Qua đó, học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất chung như: tự học, sáng tạo; giao tiếp, kết nối và các năng lực chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức tự nhiên và xã hội.
· Phân môn Lịch sử, học sinh có thể hình thành và phát triển các năng lực như: chủ động tìm hiểu, nhận diện các tư liệu lịch sử, tái hiện, phân tích và trình bày, liên hệ vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn.
· Phân môn Địa lý, chương trình mới bổ sung thêm nội dung về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Do đó, bên cạnh năng lực về phân tích, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội, học sinh còn được học về tự nhiên để hiểu mối quan hệ giữa chúng với con người, từ đó có cách ứng xử đúng đắn, chung sống hòa hợp với tự nhiên.
II. Phương Pháp Học Hiệu Quả
Đối với phần Lịch sử, các em nên có 1 số phương pháp học như sau:
1. Học tập qua các bài giảng
- Về việc ghi chép: Học sinh cần ghi chép bài một cách đầy đủ, hệ thống và khoa học. Để làm được điều đó, học sinh có thể tham khảo cách thức sau:
+ Chuẩn bị một quyển vở riêng dành cho bộ môn
+ Chia mỗi trang vở thành 3 cột
Cột 1 (chiếm ½ trang) |
Cột 2 (1/4 trang) |
Cột 3 (1/4 trang) |
Ghi nội dung bài học theo giáo viên hướng dẫn |
Ghi những thông tin mở rộng mà cá nhân muốn lưu lại |
Ghi những điều mình còn băn khoăn hoặc những điều giáo viên lưu ý. |
+ Đầu bài ghi đủ các thông tin: thời gian, bài, tiết.
+ Nhan đề bài học: viết in hoa hoặc viết bằng màu mực khác
+ Đề mục bài học: gạch chân hoặc viết bằng màu mực khác
+ Dùng các kí hiệu để đánh dấu đề mục lớn
+ Có thể sử dụng bút màu để lưu ý các thông tin quan trọng mà giáo viên nhấn mạnh.
- Khai thác tư liệu:
+ Khai thác thông tin sách giáo khoa/ sách tham khảo/ tài liệu handout: Để nắm bắt nhanh nội dung của sách giáo khoa, học sinh cần lưu ý:
- Nội dung chương trình: thường nằm ở phần mục lục
- Chủ đề bài học: nằm ở tên chương, tên bài
- Các nội dung chính của bài học: nằm ở đề mục đánh số thứ tự 1, 2, 3…trong mỗi bài
- Các luận điểm, luận ý trong mỗi đề mục: thường nằm ở câu đầu tiên trong mỗi đoạn văn.
+ Khai thác thông tin từ internet:
- Chú ý dùng các từ khóa bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt
- Lựa chọn hình thức thông tin (hình ảnh, video hay tất cả tài liệu)
- Chú ý nguồn thông tin từ những trang web chính thống, đã có sự kiểm duyệt
- Đặt câu hỏi:
+ Sẵn sàng đặt câu hỏi nếu như có băn khoăn về nội dung bài học
2. Ôn tập tại nhà
- Ôn lại bài cũ bằng sơ đồ tư duy: Sau khi học xong một bài hoặc một chương, học sinh có thể tóm tắt và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy (bằng bản viết tay hoặc các phần mềm hỗ trợ như mindmap) theo các bước sau.
+ Bước 1: Xác định chủ đề (thường là tên bài học/ tên chương), các luận điểm (thường là các đề mục trong bài), luận ý (các ý chính mà giáo viên cho ghi ở mỗi đề mục).
+ Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa chủ đề - luận điểm – luận ý
+ Bước 3: Lựa chọn hình thức thể hiện sơ đồ tư duy.
+ Bước 4: Xem lại và nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, cần lưu ý bằng bút màu.
- Luyện tập vận dụng kiến thức trên các trang web về lịch sử: Sau mỗi bài học, để củng cố kiến thức, học sinh có thể tự trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, hoàn thành các phiếu bài tập mà giáo viên giao và có thể truy cập một số trang web sau để kiểm tra kiến thức và trình độ của bản thân.
III. Đối Với Phần Địa Lí, Các Con Có Thể Tham Khảo 1 Số Phương Pháp Học Như Sau:
1. Ghi chép có hiệu quả
Việc ghi chép trong quá trình học là điều rất quan trọng và cần thiết, giúp các em hệ thống kiến thức một cách khoa học, nắm chắc ý chính. Để việc ghi chép có hiệu quả thực sự, các em nên chuẩn bị cho mình 1 cuốn vở/ sổ tay, tham khảo cách ghi chép sau:
- Chia mỗi trang vở thành 2 cột:
+ Cột 1: Viết ý chính bài giảng của giáo viên
+ Cột 2: Viết lại những ý riêng mình còn thắc mắc, cần giải đáp, những ví dụ mở rộng mình thấy hay.
- Có thể sử dụng thêm bút màu để viết đề mục; đánh dấu, gạch chân những ý quan trọng mà GV nhấn mạnh
2. Đặt câu hỏi trong quá trình học
Khi tìm hiểu một vấn đề địa lí, các em hãy cố gắng đặt ra các câu hỏi xoay quanh vấn đề đó như: Cái gì?, Ở đâu?, Như thế nào? và Tại sao?. Việc đặt câu hỏi sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất vấn đề và mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng địa lí.
- Để thực hành việc đặt câu hỏi, các em hãy ghi chép lại những thắc mắc của mình ở cột thứ 2 (ở trang ghi chép – đã hướng dẫn trên mục 1) trong quá trình nghe bài giảng.
IV. Trình Bày Lại Phần Lý Thuyết Dưới Dạng Bản Đồ Tư Duy
Hãy trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Sau khi học xong một bài hoặc một chương, học sinh có thể tóm tắt và hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy (có thể vẽ tay hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như mindmap) theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định chủ đề (thường là tên bài học/ tên chương), các luận điểm chính (thường là các đề mục trong bài), luận ý (các ý chính mà giáo viên cho ghi ở mỗi đề mục).
- Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa chủ đề - luận điểm – luận ý
- Bước 3: Lựa chọn hình thức thể hiện sơ đồ tư duy (có thể vẽ sơ đồ cây hoặc sơ đồ khối…)
- Bước 4: Xem lại và nhấn mạnh những vấn đề trọng tâm, cần lưu ý bằng bút màu.
Lưu ý:
- Với các chủ đề hoặc ý chính, các em có thể vẽ hình hoặc minh họa bằng hình ảnh thực tế, các biểu tượng đặc trưng…
- Sử dụng nhiều màu sắc để phân biệt các ý khác nhau
V. Luyện Bài Tập, Củng Cố Kiến Thức
Việc này giúp các em nhận ra những lỗ hổng kiến thức từ đó bồi dưỡng, trau dồi. Một kế hoạch luyện đề rõ ràng sẽ khiến các thí sinh có động lực để ôn luyện chăm chỉ. Tuy nhiên, học sinh cần lưu ý những điểm sau đây:
– Thời gian làm bài trắc nghiệm môn Lịch sử & Địa lí là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi, như vậy hời gian trung bình cho một câu hỏi là khoảng 1phút 15 giây – 1 phút 25 giây.
– Nếu quá khoảng thời gian đã định này mà các bạn vẫn chưa tìm ra đáp án, thì hãy bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ hơn, tạo cơ hội “quay vòng” để làm lại các câu hỏi khó khác lần thứ hai.
– Khi làm bài thi môn trắc nghiệm, các bạn hãy đọc kỹ một lượt các câu hỏi, cảm thấy câu nào dễ thì nhanh chóng làm ngay, càng làm được nhiều câu dễ “tâm lý” làm bài của các bạn sẽ càng thoải mái hơn.
– Đối với những câu hỏi khó, trong trường hợp không tìm ra được đáp án đúng hãy sử dụng kỹ năng phỏng đoán – loại trừ đi một số phương án gây nhiễu để tìm cho mình được đáp án đúng nhất.
– Tuyệt đối không được bỏ trống bất kì câu hỏi nào, bởi trong bài thi trắc nghiệm phần nào vẫn sẽ có những yếu tố may mắn.
VI. Đọc Bản Đồ, Sử Dụng Các Công Cụ Đặc Trưng Của Môn Địa Lí
Đối với môn Địa lí, việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh và các công cụ trực quan như quả Địa Cầu, La bàn, tờ bản đồ trong quá trình học tập là rất cần thiết.
Học sinh cần làm quen với việc đọc các hình ảnh bản đồ, biểu đồ được in trong SGK. Nếu có điều kiện, có thể quan sát trên quả Địa Cầu (khi học về Trái Đất); sử dụng các phương tiện hữu ích trong điện thoại thông minh như: la bàn, GPS, chỉ dẫn đường đi bằng Google Maps…
Trên đây là một số phương pháp giúp các con có thể chủ động học tốt kiến thức môn Lịch sử & Địa lí lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Mong rằng, với một số gợi ý phía trên, các em học sinh sẽ thấy hữu ích và tìm cho mình được phương pháp học tập phù hợp và hiệu quả nhất. Chúc các em sẽ hứng thú và học tập tốt chương trình Lịch Sử & Địa lí 6.
VII. Trung tâm Gia sư Tất Đạt cung cấp gia sư chuyên
. Luyện chữ đẹp, tập đọc, tập làm toán, tập đàn, tăng khả năng IQ và EQ......cho các bé từ 5-10 tuổi
· Dạy các môn: Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 muốn nâng cao hoặc cải thiện kết quả học tập.
· Ôn thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học các môn học sinh còn yếu
· Bồi dưỡng học sinh giỏi thi trường chuyên, thi Olympic, thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia.
· Dạy bằng Tiếng Anh, môn khoa học bằng tiếng anh, cho học sinh các trường Quốc tế - Hệ song ngữ, Hệ Cambridge, Chương trình THPT Quốc tế Cambridge IGCSE
. Chương trình tú tài Anh Quốc – chứng chỉ AS và A level
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL,...
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
VIII. Ưu Đãi
- Học thử 1-2 buổi miễn phí để đảm bảo chất lượng gia sư.
- Quý phụ huynh và học sinh không phải trả bất kỳ khoản phí trung gian nào khi lựa chọn gia sư luyện thi tại trung tâm.
- Đổi gia sư bất cứ lúc nào nếu học viên cảm thấy không phù hợp
- Thời gian học do phụ huynh và học sinh lựa chọn.
- Gia sư và giáo viên linh động giữa hình thức dạy online - offline
Gia sư Tất Đạt – điểm đến khai sáng trí tuệ!
Nhằm bảo đảm tính minh bạch và chất lượng giảng dạy, chúng tôi nhận dạy thử miễn phí từ 1-2 buổi, nếu bạn thấy cách dạy tốt phù hợp, dễ hiểu có thể thuê tiếp,nếu không có thể đổi không thuê tiếp.
► Với Chi phí > 150k (Với gia sư là SV), > 300k (Với Giáo Viên).
► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.
⇒ Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, đăng kí làm gia sư, hoặc tìm gia sư, giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.
Link Đăng Kí Tìm Gia sư cho con: Tại Đây.
Link Đăng Kí Làm Gia sư: Tại Đây
Bài viết liên quan
ÔN THI THPTQG: PHƯƠNG PHÁP NẮM TRỌN LỊCH SỬ...
Với những bạn theo ban C, D thì hẳn Lịch sử là môn cực kì quan trọng và chính yếu trong quá trình ôn thi THPTQG của các bạn....
Vì Sao Môn Lịch Sử Nên Được Chú Trọng Nhiều...
Trong thời còn đi học phổ thông, có lẽ môn học được rất nhiều người ấn tượng là môn Lịch sử. Ấn tượng nhiều bởi môn Lịch sử...
3 Cách Học Thuộc Bài Nhanh Nhất Môn Lịch Sử...
Chỉ còn vỏn vẹn hơn 1 tháng kỳ thi THPTQG sẽ được diễn ra, vậy các sĩ tử đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để đánh chiến...
VÌ SAO HỌC SINH CŨNG NÊN CHÚ TRỌNG MÔN LỊCH...
Việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu về công cuộc dựng nước và giữ nước của ông cha cũng như quá trình phát triển lịch sử thế...
Liên hệ với chúng tôi:
Gia sư Tất Đạt
- Hotline: 0962.681.347 | 0931.712.489
- Văn phòng HN: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Số 45 đường 20, phường 11, quận 6, HCM
- Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Giới thiệu về chúng tôi:
Trung tâm Gia sư Tất Đạt đã và đang đem lại những giá trị khác biệt về dịch vụ cho hàng ngàn quí phụ huynh. Chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, đóng góp một phần nhỏ trên con đường học tập của các em. Sứ mệnh của chúng tôi là “cầu nối tri thức” giữa gia đình, học sinh với những giáo viên, sinh viên giỏi, ưu tú tại các trường chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Copyright © 2017