Kinh Nghiệm Ôn Thi Đánh Giá Tư Duy ( ĐGTD) ĐH Bách Khoa 2023-2024
Kinh Nghiệm Ôn Thi ĐGTD Của Đại Học Bách Khoa
Trong cuộc đời học sinh ai cũng phải trải qua những kỳ thi vô cùng khó khăn và đầy thử thách. Trong đó, Kỳ thi đánh giá tư duy do Đại Học Bách Khoa tổ chức hiện đang là kỳ thi được các sĩ tử cũng như các trường cơ sở giáo dục quan tâm. Với những sự đổi mới từ năm 2023, dự kiến đây sẽ là kỳ thi mang tính ổn định và đáp ứng được nhu cầu xét tuyển của nhiều ngành, đặc biệt là các trường đại học Top. Để giúp các thí sinh chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi này, Gia sư Tất Đạt xin chia sẻ đến các thí sinh chiến lược ôn thi đánh giá tư duy 2023 chi tiết và hiệu quả.
1. Hiểu về kỳ thi đánh giá tư duy là gì?
Không giống với những kỳ thi tuyển sinh khác, kỳ thi đánh giá tư duy không yêu cầu khả năng học thuộc. Thay vào đó đánh giá các sĩ tử dựa trên khả năng về tư duy. Việc này góp phần giúp đánh giá các sĩ tử một cách tổng quan nhất. Hạn chế vấn đề học tủ, học lệch.
Theo đại diện ban tuyển sinh ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2023, Kỳ thi ĐGTD sẽ có sự điều chỉnh rất lớn với cấu trúc bài thi mới. Thời gian làm bài chỉ còn 150 phút so với 270 phút so với năm ngoái; trong đó, mỗi phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng 60 phút, còn Tư duy Đọc hiểu 30 phút.
Ngoài thay đổi về thời lượng, bài thi ĐGTD của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 còn còn có ba điểm mới. Đó là: Câu hỏi của cả ba phần thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, tổng điểm 100. Năm ngoái, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận.
Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy mới không còn bài tổ hợp khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh. Phần thi Toán học và Tư duy Đọc hiểu như năm trước.
- Phần Toán học của bài thi đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy của học sinh thông qua chương trình Toán lớp 11 và 12, gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác suất.
- Ở phần Đọc hiểu, thí sinh được đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng thông qua các văn bản khoa học, văn học, báo chí. Câu hỏi đọc hiểu yêu cầu thí sinh sử dụng kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, giải thích các chi tiết quan trọng, hiểu chuỗi sự kiện.
- Phần Khoa học/Giải quyết cung cấp thông tin khoa học được thể hiện dưới dạng dữ liệu (đồ thị, bảng biểu, sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu hoặc quan điểm xung đột. Các câu hỏi của phần này nhằm kiểm tra cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và kỹ năng giải quyết vấn đề của thí sinh. So với năm 2022, đề thi mới không còn phần lựa chọn, nên thí sinh bắt buộc tham gia toàn bộ ba phần của đề thi.
Thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như các năm trước, kỳ thi đánh giá tư duy 2023 được tổ chức trên máy tính trong một buổi.
Kỳ thi tư duy dành cho tất cả đối tượng học sinh đang học cấp THPT đủ khả năng dự thi. Năm nay sẽ thi theo 3 đợt bắt đầu từ tháng 5/2023. Các em sẽ có thể tham gia thi nhiều lần nếu muốn. Sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
Tháng 3/2023, ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ công bố các đề thi mẫu và tháng 4 sẽ cho học sinh thi thử trực tuyến để các em làm quen với những điều chỉnh năm nay.
2. Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy học sinh THPT của ĐH Bách Khoa
Để đảm bảo quyền lợi của học sinh, ĐHBK Hà Nội dự kiến 2023 điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học.
Theo đó, tổng thời gian của bài thi gồm 150 phút cho 3 nội dung thi gồm: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Giải quyết vấn đề (60 phút) với hình thức thi là hoàn toàn Trắc nghiệm. Bài thi sẽ được tổ chức nhiều đợt thi trong năm, thí sinh dự thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng để xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.
- Mô tả tóm tắt nội dung các phần thi:
a) Phần thi Tư duy Toán học:
- Phần đánh giá tư duy toán học bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 60 phút, đánh giá toàn bộ sự phát triển năng lực và tư duy toán của học sinh thông qua chương trình Toán học lớp 11, 12 tại Trường THPT và một phạm vi nhỏ kiến thức số học.
- Nội dung phần thi gồm kiến thức về: Số học; Đại số; Hàm số; Hình học; Thống kê và xác xuất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp.
- Phần thi tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán hoặc ghi nhớ các công thức. Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay theo quy định. Các câu hỏi hàm chứa các vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo phân hóa được mức độ sẵn sàng vào đại học của thí sinh.
b) Phần thi Tư duy Đọc hiểu :
- Phần tư duy đọc hiểu của bài thi là trắc nghiệm, với thời gian 30 phút nhằm đo lường khả năng đọc nhanh và hiểu đúng. Các câu hỏi của yêu cầu học sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại: Văn bản khoa học, Văn bản văn học, Văn bản báo chí... nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.
- Cụ thể là, các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh. Khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan.
- Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú liên quan tới những chủ đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
c) Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề:
- Phần thi này của bàithi gồm các câu hỏi trắc nghiệm, với thời gian 60 phút nhằm đo lường cách giải thích, phân tích, đánh giá, lý giải và các kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết trong lĩnh vực khoa học.
- Phần thi tư duy khoa học của bài thi là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng: Tính, giải thích được dữ liệu, chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm.
- Thông tin khoa học được truyền tải theo một trong ba định dạng khác nhau: biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).
- Khung tiêu chí đánh giá:
- Mô tả các mức độ
Có ba mức độ tư duy được đánh giá như sau:
- Mức độ 1: Tư duy tái hiện
Thể hiện khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo những quy trình đã biết. Khuyến nghị các hành động tư duy: xác định, tìm kiếm, lựa chọn, nhắc lại, đặt tên, ghép nối, so sánh...
- Mức độ 2: Tư duy suy luận
Thể hiện khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích, tổng hợp dựa theo vận dụng quy trình thích ứng với điều kiện. Khuyến nghị các hành động tư duy: phân loại, so sánh, chỉ được minh chứng, tổng hợp, vận dụng, đưa ra lí lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt...
- Mức độ 3: Tư duy bậc cao
Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, giải thích dựa trên bằng chứng. Khuyến nghị các hành động tư duy: phân tích, đánh giá, phân biệt, phán đoán, lập luận (nhiều bước), kiểm tra giả thuyết...
Bảng phân bố các mức độ theo phần thi:
3.Kinh nghiệm luyện đề và làm đề thi
- Đối với luyện đề:
Ôn tập kiến thức cơ bản
- Khi nắm vững các nền tảng kiến thức cơ bản thì các bạn mới dễ dàng giải quyết các vấn đề, câu hỏi nâng cao. Hãy tập trung ôn tập các môn học ở trên trường lớp vì đây là lớp kiến thức nền giúp bạn hoàn thành một số câu hỏi có trong đề thi.
- Việc học tập ở trường là điều bắt buộc bởi đây là cơ sở cung cấp cho chúng ta nền tảng kiến thức đầu tiên. Khi ôn luyện trên trường, bạn sẽ được hướng dẫn bởi các giáo viên và trao đổi bài cùng với bạn bè. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc học tập của vậy nên hãy tập trung chuyên tâm học hành trên trường bạn nhé!
Làm quen với dạng bài tính toán và logic
- Tính toán và logic là các dạng bài tương đối mới mẻ đối với nhiều thí sinh chuẩn bị thi đánh giá năng lực. Những câu hỏi trong phần thi này khá mới lạ và đòi hỏi trí thông minh, sự nhạy bén cao, đặc biệt chúng ít xuất hiện trong đề thi THPT. Do đó, để tăng kinh nghiệm thực chiến, thí sinh cần tập làm quen dần với dạng bài tính toán và logic.
Rèn luyện khả năng tư duy
- Tăng cường khả năng tư duy chính là cách ôn thi đánh giá tư duy cực kỳ hiệu quả. Thí sinh cần rèn luyện những khả năng như đọc hiểu nhanh, nắm bắt từ khóa chính xác, phân tích vấn đề từ đó đưa ra phương án xử lý đúng đắn.
- Trong quá trình ôn luyện tại nhà, thí sinh hãy học cách tư duy, suy luận cũng như biết cách làm những kiểu bài loại trừ. Càng ôn luyện nhiều dạng đề thi khác nhau, thí sinh sẽ quen dần với cấu trúc đề thi, tăng thêm kinh nghiệm thực chiến.
Ôn thi đánh giá tư duy tại các trung tâm hoặc tự học tại nhà
Theo bên ĐH Bách Khoa Hà Nội, các bạn thí sinh nên học tập tốt trên trường và nắm chắc kiến thức, ôn tập theo. Tuy nhiên đây là kỳ thi đổi hỏi sự tư duy, đánh giá được các kỹ năng của thí sinh vậy nên nếu chỉ dựa theo đề cương và bộ câu hỏi mẫu do trường cung cấp, chưa chắc các bạn đã đạt được kết quả cao trong kỳ thi này.
Khi học tập tại các trung tâm, Website hay app, học sinh sẽ được chia sẻ thêm những phương pháp, bí quyết, các kỹ năng, tips hay để làm bài nhanh hơn. Ví dụ như:
- Cách đọc lướt câu hỏi, nắm từ khóa chính trong câu
- Nhận diện dạng câu hỏi
- Nhận biết những câu nên làm, những câu cần tung đồng xu,…
Lựa chọn không gian hợp lý
Hãy chọn không gian học tập yên tĩnh: các bạn có thể tìm đến thư viện hay những quán cà phê để có thể tập trung học bài.
Lựa chọn thời gian thích hợp để làm bài: Khung giờ học bài lý tưởng nhất cho các bạn thường là sáng sớm (6 – 7 giờ) hoặc khung giờ tối (8 – 10 giờ)
Tuân thủ thời gian làm bài giống như thi thật
Trong quá trình ôn luyện, hãy tránh xa các thiết bị công nghệ để không bị xao nhãng như mạng xã hội hoặc những trang web không phục vụ cho việc học.
Chuẩn bị một tinh thần thư thái thoải mái: các bạn nên chuẩn bị nước trước khi ngồi vào làm đề hoặc tìm không gian thoáng đãng, mát mẻ có cây cối sẽ giúp tập trung cao hơn.
Đọc kỹ phần hướng dẫn và yêu cầu đề thi:
Việc đầu tiên sau khi được phát đề các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn làm bài để tránh làm sai yêu cầu đề thi. Sau đó đọc lướt qua 1 lượt các câu hỏi để phân loại đề thi.
Câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau để tránh lãng phí thời gian vào những câu khó mà không có thời gian làm câu dễ.
Không bỏ sót bài nào
Vì bài thi đều là câu hỏi trắc nghiệm nên hãy chắc chắn rằng mình không bỏ sót câu nào. Câu nào khó thì dùng phương pháp loại trừ để tìm đáp án, câu nào khó quá không biết chọn đáp án nào hoặc thời gian không đủ thì hãy “khoanh chùa”, tuyệt đối không bỏ sót câu tránh tình trạng mất điểm oan.
Phân bố thời gian làm bài thi hợp lý
Việc này bạn cần luyện tập từ trong quá trình ôn tập, luyện đề có như vậy thì khi làm bài thi bạn mới biết cách phân bố thời gian cho hợp lý với từng phần thi, hãy cố gắng tiết kiệm thời gian tối đa để còn có thời gian rà soát lại toàn bộ bài thi.
Luôn giữ tinh thần tự tin, trạng thái tâm lý ổn định
Điều này thực sự quan trọng với mỗi thí sinh bởi trong phòng thi không khí căng thẳng và sự áp lực bao trùm nên mỗi bạn phải luôn giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định nhất thì bộ não của chúng ta mới hoạt động hiệu quả được.
4.Hiểu về những khoảng tối của kỳ thi đánh giá tư duy
- Dù đã tham gia kỳ thi đánh giá tư duy. Nhưng các sĩ tử vẫn phải bắt buộc tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này vô hình chung đã tạo nên áp lực cho nhiều em. Khi phải dành thời gian để ôn tập và chuẩn bị cho hai kỳ thi cùng lúc.
- Bên cạnh đó, việc kỳ thi chỉ tổ chức ở một số cụm thi nhất định cũng gây khó khăn trong việc di chuyển, ăn ở cho nhiều em. Đặc biệt là với các sĩ tử ở vùng sâu xa. Thậm chí còn chưa được tiếp nhận thông tin về kỳ thi.
- Do đó nhiều chuyên gia nhận định nếu có thể tổ chức kỳ thi dưới hình thức online (tương tự như kỳ thi toeic) sẽ tạo điều kiện hơn rất nhiều cho các em.
- Nhưng quan trọng toàn bộ công tác phải đảm bảo được tính nghiêm túc, khách quan. Và tính minh bạch cho kỳ thi.
- Nắm vững những thông tin cần thiết về kỳ thi sẽ giúp bạn có thêm những dữ kiện để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.
Trên đây, là một số kinh nghiệm mà Gia sư Tất Đạt muốn gửi đến các sĩ tử 2005. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn tìm được cho mình phương pháp học tập đúng đắn, kinh nghiệm ôn thi và thi trong các kỳ thi ĐGTD để đạt kết quả cao sắp tới.
Bài viết liên quan
Điểm Chuẩn Top 6 Trường Kinh Tế Lớn Nhất Tại...
Ngày 22-23/8, các trường Đại học trên cả nước đã công bố điểm chuẩn đợt 1 năm 2023. So với năm trước, điểm chuẩn năm nay giảm...
Top Ngành Học Hot Nhất Ở Hàn Quốc
Giờ đây, ngưỡng cửa du học không còn cao như trước, ngày càng có nhiều người lựa chọn con đường du học. Tuy nhiên để lựa chọn...
TOP TRƯỜNG KHỐI NGÀNH KINH TẾ TỐT NHẤT CẢ...
Các bạn dự định sẽ theo đuổi ngành kinh tế nhưng chưa biết môi trường nào phù hợp với mình ? Nên lựa chọn trường đại học nào...
TOP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÓ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TỐT...
Bên cạnh việc chọn ngành học, chọn trường Đại học nào cũng là mối bận tâm hàng hàng đầu của không chỉ các bạn học sinh mà...
Liên hệ với chúng tôi:
Gia sư Tất Đạt
- Hotline: 0962.681.347 | 0931.712.489
- Văn phòng HN: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Văn phòng HCM: Số 45 đường 20, phường 11, quận 6, HCM
- Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Giới thiệu về chúng tôi:
Trung tâm Gia sư Tất Đạt đã và đang đem lại những giá trị khác biệt về dịch vụ cho hàng ngàn quí phụ huynh. Chúng tôi mong muốn trở thành người bạn đồng hành, đóng góp một phần nhỏ trên con đường học tập của các em. Sứ mệnh của chúng tôi là “cầu nối tri thức” giữa gia đình, học sinh với những giáo viên, sinh viên giỏi, ưu tú tại các trường chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.
Copyright © 2017