CÁCH LÀM BÀI THI ĐẠT ĐIỂM CAO NHẤT- 5 LƯU Ý TRONG LÀM ĐỀ THI
Thi cử là việc hệ trọng, vì vậy ngoài chăm chỉ học bài thì bạn cũng cần một chút may mắn để hoàn thành thật tốt kì thi. Áp lực trước mỗi kỳ thi đối với mỗi thí sinh là rất lớn, đặc biệt trước một kỳ thi quan trọng như kỳ thi hết học kì, thi chuyển cấp, thi Học Sinh Giỏi, THPT quốc gia hoặc kì thi chuyển cấp lên lớp 10. Gia sư Tất Đạt xin chia sẻ một vài Tip nhỏ sau để giúp các bạn có thể đạt được kết quả cao nhất:
Điều quan trọng nhất khi bước vào phòng thi, chính là chuẩn bị tâm lý thật tốt!
-
Hít thở thật sâu, ổn định tinh thần.
-
Tạo suy nghĩ cho mình: không đặt mục tiêu quá cao, cứ làm hết sức là được.
-
Uống đủ nước: Mất nước ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hoạt động hiệu quả của não bộ. Đảm bảo bổ sung đủ nước cho cơ thể trước kỳ thi.
-
Ăn bữa sáng phù hợp vào ngày thi: Đừng quên ăn bữa sáng tốt cho sức khỏe, đầy đủ năng lượng vào ngày thi.
-
Đến sớm trong hôm thi :Đến sớm giúp bạn ổn định tâm lý. Ngoài ra, bạn có thời gian để xem xét và chuẩn bị tư trang, kiến thức.
-
Chuẩn bị cho sự thất bại: Nếu như bạn không đạt được mục tiêu thì sẽ chọn phương án nào để có thể tiếp tục bước đến những lựa chọn phù hợp cho tương lai. Khi chúng ta chuẩn bị cho sự thất bại, chuẩn bị cho tất cả những phương án có thể xảy ra thì sẽ tự tin hơn khi đối diện với những khó khăn và áp lực sắp tới.
Có tâm lý vững vàng là có tinh thần chiến thắng tất cả. Thí sinh hãy bình tĩnh và tin tưởng vào bản thân mình, tin là mình sẽ làm được, không nên đặt nặng vấn đề đậu rớt, mà luôn trong tâm thế cố gắng hết mình.
Quá trình làm bài thi, có những phương pháp gì giúp ăn điểm tối đa?
► Làm câu dễ trước, câu khó sau
Đây là điều hầu như chúng ta đều đã được dạy khi đi thi. Thường thường trong một đề thi, những câu dễ sẽ ở trên, câu khó ở dưới. Tuy nhiên, đôi lúc trình tự sẽ không lần lượt như vậy. Vậy nên, hãy tìm câu bạn biết làm trước để làm, đừng mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ một câu hỏi khó nào đó mà bạn nghĩ mãi không có định hướng giải mà bỏ qua câu bạn có khả năng làm được.
► Với các môn tự luận, xin thêm giấy nháp và giấy làm bài thi
Ở trong phòng thi, việc xin thêm giấy này không vi phạm quy chế. Vì vậy, bạn có thể xin thêm 1 -2 tờ để lót, kê tay, đặc biệt là viết văn sẽ giúp tạo cảm giác thoải mái, trơn tru.
Điều này đồng thời tạo tâm lý dễ chịu giúp bạn làm bài tốt hơn.
► Uống nước giúp tăng 10% điểm số
Theo nghiên cứu khoa học, việc uống nước thường xuyên giúp lưu thông máu lên não, giảm bớt căng thẳng, từ đó giúp tăng cường trí nhớ, minh mẫn hơn.
Khi vào phòng thi, nên mang theo một chai nước ( nhớ bóc nhãn ra nhé, vì đây là quy định đấy ), lúc nào căng thẳng quá có thể nhấp 1 ngụm nước. Sẽ rất hiệu nghiệm đấy!!
5 Giai Đoạn Lưu Ý Khi Làm Bài Thi
► 1. Làm thủ tục ban đầu
+ Sau khi nhận giấy thi, bộ đề thi (thi trắc nghiệm), giấy nháp, bạn cần điền đầy đủ thông tin theo quy định như: ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, môn thi, số báo danh, mã đề...Các bạn phải viết đúng chỗ quy định, không nên bỏ sót bất cứ yêu cầu nào, phòng khi bài thi bị thất lạc còn có cơ sở tìm lại được.
+ Bên cạnh đó, bạn đừng quên kiểm tra xem đề thi có mắc lỗi in ấn, bị thiếu số trang, rách gì hay không. Nếu có thì xin giám thị đổi ngay đề khác để tránh mọi rắc rối sau này.
► 2.Đọc đề
+ Các bạn nên dành từ 5-10 phút để đọc qua đề thi. Khi đọc đề chú ý phân loại các câu khó, dễ để dự trù thời gian trước cho mỗi phần khi làm bài.Những ý tưởng vụt đến trong đầu thì nên ghi ra ngay.
+ Đối với đề trắc nghiệm, thời gian dành cho từng câu rất ít, vậy phải phân bổ thời gian sao cho thật hợp lý; không cần phải đọc kỹ nội dung từng câu hỏi trước khi đánh dấu câu trả lời, chỉ lướt qua, nắm tình hình chung là được; khi làm thì phải đọc kỹ từng câu chữ, không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào nhằm hạn chế tối đa sai sót.
► 3. Giải đề
+ Bất kể là môn nào, đề tự luận hay trắc nghiệm, chúng ta nên làm câu dễ trước, câu khó sau. Nếu gặp câu khó quá, cần thêm thời gian suy nghĩ thì tạm gác lại, đánh dấu hỏi (?) để đó, đừng mãi cố xoay xở mất thời gian, trong khi còn nhiều câu cần phải làm. Sau khi giải xong các câu dễ lấy điểm, chúng ta sẽ tập trung tinh thần vào giải quyết những câu khó “nuốt” này.
+ Các bạn cần nhớ là khi làm bài thi tuyệt đối không dùng hai màu mực và gạch xóa quá nhiều trong bài làm, rất mất thẩm mỹ, gây khó khăn cho công tác chấm bài sau này.
+ Đối với các môn: văn sử, địa... thì mỗi câu trả lời nên có ba phần: mở bài - nội dung chính - kết luận; cần đi thẳng vào vấn đề cốt lõi, tránh mở bài lan man, tập trung vào các ý chính, dữ kiện quan trọng; bài làm cần có luận điểm chắc chắn, lập luận chặt chẽ, kết luận ngắn gọn, súc tích; hình thức, bố cục bài làm nhìn chung phải sáng rõ. Riêng môn địa cần trình bày rõ ràng, rành mạch dưới dạng gạch đầu hàng các ý chính, nội dung cơ bản cần trả lời. Cẩn thận đối với phần vẽ sơ đồ, biểu đồ và nhận xét.
+ Đối với các môn toán, lý, hóa... cũng vẫn áp dụng các nguyên tắc cơ bản như: đọc kỹ đề, chọn câu dễ giải trước, câu khó làm sau; khi đọc đề chú ý gạch dưới những từ khóa, xác định các dữ kiện đã cho, dữ kiện cần tìm, ghi chú trực tiếp lên đề thi hay giấy nháp bất cứ thông tin, ý tưởng gì vừa nảy sinh trong đầu mà có lợi cho việc giải đề. Khi làm bài, các bạn không những phải cẩn thận đối với từng con số, kết quả tính toán mà còn phải biết trình bày lời giải cho thật gãy gọn, khúc chiết. Tránh ghi lời giải cộc lốc (tuy là các môn tự nhiên) sẽ làm giảm hứng thú của người chấm.
Trong trường hợp thi trắc nghiệm:
- Tránh trả lời toàn bộ các câu hỏi trên giấy nháp rồi sau đó mới tô đáp án lên phiếu trả lời, việc làm này sẽ mất nhiều thời gian, rất ít thí sinh chọn cách làm này.
- Đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn (3-4 đáp án trở lên), cho dù bạn đã biết chắc đáp án đúng nhưng vẫn nên xem xét các đáp án còn lại, cẩn thận vẫn tốt hơn.
- Dùng phương pháp loại trừ: nhanh chóng xem toàn bộ các đáp án, loại trừ hết đáp án sai, còn lại đáp án đúng.
- Trong trường hợp “thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót” thì các bạn nên căn cứ vào tần số xuất hiện của các đáp án đúng để chọn các đáp án tiếp theo. Ví dụ như các bạn còn khoảng 20 câu mà không biết chọn A hay B... nếu thấy trường hợp A hay B xuất hiện trong phiếu trả lời của các bạn còn ít (với điều kiện là các đáp án đã chọn kia phải chính xác) thì dựa trên xác suất khoảng 25% (của đề 100 câu) để bạn chọn toàn bộ A hoặc B... Làm như thế xác suất đúng sẽ cao hơn so với việc bạn dựa vào cảm giác để chọn.
Trên đây chỉ là vài gợi ý về cách làm bài trắc nghiệm nói chung. Tùy vào tình hình thực tế và môn thi, kiến thức, kinh nghiệm làm bài của mỗi người mà các bạn cố gắng chọn những đáp án chính xác nhất.
► 4. Kiểm tra lại
Khi kiểm tra cần xem: có phần nào trong đề chưa làm không? Đối chiếu với đề xem các câu trả lời đã phù hợp với yêu cầu đề ra chưa?... Tóm lại, cần rà soát từng câu chữ, đơn vị kiến thức, con số, các bước giải, đáp án... xem mọi thứ đã ổn chưa?
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lại một lần nữa ở phần thủ tục ban đầu, xem còn thiếu sót thông tin gì chưa điền vào đầy đủ không? Trên bài thi, phiếu trả lời trắc nghiệm đã có đủ chữ ký của hai giám thị coi thi chưa?
► 5. Nộp bài
Khi tiếng chuông báo hiệu đã hết giờ làm bài, các bạn cần giữ trật tự và nộp bài theo lệnh gọi của giám khảo coi thi. Khi nộp bài nhớ ghi chính xác số tờ lên biên bản (danh sách) thu bài và ký tên đúng chỗ.
Trước khi rời phòng thi cần kiểm tra xem có bỏ quên giấy tờ tùy thân hay thẻ dự thi gì không. Có không ít bạn sau khi nộp bài xong vội vã lo về, bỏ quên nhiều thứ giấy tờ quan trọng mà không hề hay biết.
Trên đây, là một vài kinh nghiệm của một sĩ tử đã chinh chiến phòng thi xin chia sẻ với các bạn. Các bạn nhớ chuẩn bị thật cẩn thận trước khi đi thi nha! Hãy nhớ rằng, vào phòng thi, thắng thua quyết định ở tâm lý của bạn có vững vàng rất nhiều đó !!!
Trung tâm Gia sư Tất Đạt cung cấp gia sư chuyên:
· Luyện chữ đẹp, tập đọc, tập làm toán, tập đàn, tăng khả năng IQ và EQ......cho các bé từ 5-10 tuổi
· Dạy các môn: Toán – Văn – Anh – Lý – Hóa – Sinh cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 muốn nâng cao hoặc cải thiện kết quả học tập.
· Ôn thi tốt nghiệp THPT, thi Đại học các môn học sinh còn yếu
· Bồi dưỡng học sinh giỏi thi trường chuyên, thi Olympic, thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia.
· Dạy bằng Tiếng Anh cho học sinh các trường Quốc tế, trường song ngữ.
· Dạy tiếng Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung thi chứng chỉ cho người đi làm
· Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỉ, tăng động, chậm phát triển.
· Luyện thi chứng chỉ tiếng anh: TOIEC, IELTS, TOEFL
· Dạy các môn năng khiếu: Đàn Piano, Organ, hội họa, nhảy, múa cho trẻ em và người lớn.
Gia sư Tất Đạt – điểm đến khai sáng trí tuệ!
Nhằm bảo đảm tính minh bạch và chất lượng giảng dạy, chúng tôi nhận dạy thử miễn phí từ 1-2 buổi, nếu bạn thấy cách dạy tốt phù hợp, dễ hiểu có thể thuê tiếp,nếu không có thể đổi không thuê tiếp.
► Với Chi phí > 120k (Với gia sư là SV), > 250k (Với Giáo Viên).
► Biểu giá sẽ được điều chỉnh phù hợp theo yêu cầu của Phụ huynh và trình độ, kinh nghiệm của gia sư/giáo viên.
⇒ Mọi thông tin thắc mắc cần tư vấn về vấn đề học tập, hoặc tìm gia sư giáo viên dạy miễn phí tại nhà cho con vui lòng liên hệ hotline.
Hoặc đăng kí: Tại Đây.
GIA SƯ TẤT ĐẠT – DỊCH VỤ GIA SƯ UY TÍN SỐ 1 HÀ NỘI
Hotline: 0962.681.347
093.171.2489
Website: giasutatdat.edu.vn
Facebook: Gia Sư Tất Đạt
Email: trungtamgiasutatdat@gmail.com
Hà Nội: Số 11, Ngách 238/1, Ngõ 238, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.
TP.HCM: 45 Đường số 20, Phường 11, Quận 6, HCM